Cân nhắc trong việc mua DIMM và những vấn đề với module bộ nhớ

Khi mua DIMM, những việc chính sau đây cần suy xét:

  • Bạn có cần bộ nhớ SDR. DDR. DDR2 hay DDR3 không?
  • Bạn có cần ECC hoặc không-ECC?
  • Bạn có cần các phiên bản ghi (registered) hoặc không bộ nhớ đệm (unbuffered)?
  • Bạn cần mức tốc độ nào?
  • Bạn có cần thời gian trễ CAS (CAS: column address strobe) không?

Cân nhắc trong việc mua DIMM

Hiện tại, DIMM đi vào các phiên bản SDR (SDRAM). DDR. DDR2 và DDR3. Nhưng chúng không thể thay thế được cho nhau bởi vì chúng sử dụng truyền tín hiệu hoàn toàn khác nhau và có các vết khía khác nhau nhằm ngắn việc gắn nhầm. Các hệ thống có độ tin cậy cao như các máy chủ có thể sử dụng các phiên bản ECC mặc dù hầu hết các hệ thống máy bàn dùng loại không-ECC ít tốn kém hơn. Hầu hết các hệ thống sử dụng chuẩn DIMM không bộ nhớ đệm nhưng các bo mạch chủ của máy chủ tập tin hoặc workstation được thiết kế hỗ trợ số lượng rất lớn bộ nhớ có thể yêu cầu các DIMM ghi (registered) (các bo này cũng bao gồm hỗ trợ ECC). DIMM ghi chứa các thanh ghi bộ nhớ của chúng, cho phép module được giữ nhiều bộ nhớ hơn chuẩn DIMM. DIMM xuất hiện ở nhiều dạng tốc độ, với quy định là bạn lúc nào cũng có thể thay một loại nhanh hơn cho một loại chậm hơn nhưng không được ngược lại.

Một vấn đề khác có liên quan đến tốc độ là thời gian trễ sẽ nháy ở cột địa chỉ (CAS: column address strobe). Đôi khi chi tiết kỹ thuật này được viết tắt là CAS hay CL và được diễn tả dưới dạng số chu kỳ, với các số thấp hơn chỉ ra các tốc độ cao hơn (vài chu kỳ). Thời gian trễ CAS thấp hơn giảm bớt một chu kỳ khỏi đọc của chế độ truyền loạt, cải thiện tốc độ bộ nhớ không đáng kể. DIMM tốc độ dữ liệu đơn có sẵn trong phiên bản CL3 hoặc CL2. DDR DIMM có trong phiên bản CL2.5 hay CL2. DDR2 DIMM thì có trong CL 3. 4 hay 5. DDR3 DIMM ờ trong CL 7. 8, và 9. Bạn có thể trộn DIMM với các tốc độ thời gian trễ CAS khác, nhưng hệ thống thường chi mặc định quay vòng theo chu kỳ ở tốc độ thấp hơn của đặc điểm thông dụng thấp nhất.

Các cân nhắc khi mua bộ nhớ lỗi thời

Nhiều người ngạc nhiên khi phát hiện các loại bộ nhớ lỗi thời thì đắt hơn bộ nhớ mà hệ thống hiện tại sử dụng. Đấy là do cung cấp và yêu cầu, cái ít thông dụng thường giá cả cao nhất. Điều này có thể thực hiện khi thêm bộ nhớ vào các hệ thống cũ chi phí ngất ngưỡng.

Phần lớn hệ thống Pentium sau năm 1995 dùng EDO SIMM không tính nãng ECC và tốc độ 60ns thời gian truy xuất. Nếu hệ thống của bạn cũ hơn bạn có thể cần bộ nhớ FPM thay vì EDO. Các loại FPM và EDO không thể thay thế cho nhau trong nhiều hệ thống, nhưng một số hệ thống cũ hơn không chấp nhận loại EDO. Một vào hệ thống Pentium 4 dùng RIMM, phiên bản 184 chân và 232 chân. Mặc dù chúng cùng kích cỡ song không thể thay thế cho nhau. Nếu hệ thống hỗ trợ ECC, bạn có thể cần (hoặc muốn) phiên bản ECC. Bạn có thể trộn các module ECC và không ECC nhưng trong trường hợp này hệ thống mặc định chế độ không ECC.

Lời khuyên :

Thay vì mua bộ nhớ lỗi thời “mới” cho hệ thống cũ, kiểm tra các cửa hàng sửa chữa máy tính, trang quảng cáo trực tuyến Craigslist hay những người dùng khác có bộ sưu tập những linh kiện cũ.

Những hệ thống có độ tin cậy cao muốn hay cần phiên bản ECC, có các bit ECC dư. Như với các loại bộ nhớ khác, bạn có thể trộn các loại ECC và không ECC nhưng hệ thống không thể dùng ECC.

Thay các module bảng các phiên bản dung lượng cao

Nếu tất cả các khe cắm module bộ nhớ trên bo mạch chủ đầy, thì lựa chọn tốt nhất của bạn là dọn bớt một dây bộ nhớ và thay nó bảng các module có dung lượng cao hơn.

Tuy nhiên, chỉ bởi vì các module dung lượng cao hơn cắm vào bo mạch chủ không tự động phỏng đoán bộ nhớ dung lượng cao này sẽ hoạt động Chipset BIOS và hệ điều hành thiết lập các giới hạn trên dung lượng bộ nhớ bạn có thể sử dụng. Kiểm tra tài liệu hướng dẫn hệ thống và bo mạch chủ của bạn để xem kích thước module nào thích hợp trước khi mua RAM mới. Bạn phải chắc rằng bạn có BIOS mới nhất cho bo mạch chủ khi gắn thêm RAM mới. Bạn nên tham khảo chi tiết trong tài liệu hướng dẫn cho bo mạch chủ của bạn.

Nếu hệ thống hỗ trợ bộ nhớ hai kênh hay ba kênh, bạn phải sử dụng các module theo cặp đôi hay cặp ba phù hợp (tuỳ thuộc vào việc hệ thống của bạn hỗ trợ loại nào) và gắn chúng vào đúng vị trí trên bo mạch chủ để đạt được công suất bộ nhớ cao hơn mà truy cập kênh đôi có khả năng. Bạn nên tham khảo thêm chi tiết ở sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ.

Gắn các module bộ nhớ

Khi bạn gắn hoặc bó bớt bộ nhớ bạn thường gặp các rắc rối sau:

• Sự phóng tĩnh điện

• Các module đặt không đúng cách

• Các thiết lập cấu hình bộ nhớ không đúng trong BIOS Setup

Để ngăn ngừa việc phóng tĩnh điện (ESD: electrostatic discharge) khi gắn các chip nhớ hay các bo mạch chủ nhạy cảm, bạn không nên mặc vài sợi quang tổng hợp hay mang giày có để da thuộc bởi vì cái này đẩy mạnh việc tích tĩnh điện. Bỏ bớt bất kỳ tích tĩnh điện nào bạn đang mang bằng cách chạm vào khung hệ thống trước khi bắt đầu, hoặc tốt hơn là hãy đeo một vòng tiếp đất tốt ở cổ tay của bạn. Bạn có thể mua một vòng tiếp đất ở bất cứ cửa hàng bán dụng cụ điện tử nào. Một vòng tiếp đất gồm có nẹp bao quanh cổ tay dẫn điện được tiếp đất ở đầu dây còn lại thông qua một cái điện trở 1-mega ohm bởi một dây kim loại kẹp dính với khung hệ thống. Hãy chắc rằng hệ thống bạn đang tiếp xúc đã được tháo phích cắm điện.

Cẩn trọng:

Hãy chắc là bạn đang sử dụng một vòng tiếp đất thực sự không nên tụ làm chúng ở nhà. Các vòng ngoài thị trường đều có một điện trở I-meg ohm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ nếu bạn tình cờ chạm phải nguồn điện. Điện trở bảo đảm rằng bạn không trở thành đường dẫn điện tối thiểu đến mặt đất để bị điện giật chết. Một vòng được thiết kế không hợp pháp có thể gây ra việc dẫn điện thông qua bạn và xuống đất, có thể giết chết bạn.

Hãy theo các quy trình dưới đây khi lắp đặt bộ nhớ trong các máy tính để bàn tiêu biểu:

1. Tắt hệ thống và rút phích cắm ra khỏi nguồn điện. Giống như việc rút phích cắm bạn cũng có thể tắt hẳn nguồn điện vào hệ thống bằng cách sử dụng công tắc mở/tắt ở phía sau nguồn. Chờ khoảng 10 giây cho dòng điện còn sót lại trên bo mạch chủ tiêu hẳn.

2. Mở hệ thống. Xem hướng dẫn chi tiết về hệ thống hoặc thùng máy.

3. Đeo vòng bảo vệ tĩnh điện quanh cổ tay và sau đó nối vào phần kim loại của hệ thống, như khung chẳng hạn. Hãy chẳc rằng miếng kim loại bên trong vòng tiếp xúc sát với da cổ tay bạn.

4. Một vài bo mạch chủ có một đèn LED phát ra ánh sáng dịu miễn là bo mạch chủ đang có nguồn điện. Chờ cho đến lúc đèn LED này mờ hẳn trước khi bạn gỡ hoặc gan bộ nhớ.

5. Dời các vật cản trở bên trong thùng máy, ví dụ như các dây kim loại và dây cáp, ra khỏi chỗ module bộ nhớ và các socket trống. Nếu bạn phải tháo gỡ một dây cáp hoặc dây kim loại, lưu ý đến vị trí và định hướng của nó để bạn có thể cắm lại nó sau này.

6. Nếu bạn cần gỡ bỏ một module hiện hữu, bật tai đòn giữ ở mỗi đầu module xuống và nhấc module theo chiều thẳng đứng ra khói socket. Hãy chú ý đến khoá trên module.

7. Hãy lưu ý đến các vị trí riêng biệt cần thiết nếu bạn đang gắn các module vận hành ở chế độ kênh đôi. Các socket sử dụng cho bộ nhớ kênh đôi có thể dùng một miếng nhựa có màu sắc khác để phân biệt chúng với các socket khác, nhưng cuối cùng thì bạn cũng nên tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng cho bo mạch chủ và hệ thống để xác định đúng định hướng.

8. Để gắn một module vào socket, hãy chắc rằng các tai đòn được lật xuống trên socket bạn định sử dụng. DIMM bị khoá bởi các vết khía dọc theo cạnh đầu tiếp xúc đáy, khuỷu ống ở giữa, do đó chúng chỉ có thể được gắn theo một hướng.

9. Nhấn module xuống cho đến khi các tai đòn khóa được vào vị trí vết khía trên cạnh của module. Điều quan trọng là bạn không cố gắng ấn module vào socket. Nếu module không trượt dễ dàng vào khe và rớt đúng vị trí chúng có thể không được định hướng và canh lề đúng. Để module có thể làm gần nó hoặc làm hỏng socket. Khi gắn RIMM, bạn cần lấp đầy bất kỳ socket RIMM trống bảng các module liên tiếp.

10. Cắm lại bất kỳ cáp hoặc dây kim loại nào chưa kết nối.

11. Đóng hệ thống, nối lại dây cáp nguồn và bật nguồn điện máy tính.

Các SIMM dùng trong hệ thống cũ được định hướng bởi một vết khía chỉ trên một cạnh module không hiện diện ở cạnh kia. Socket có một phần nhô ra phải vừa khít vào vùng có được khía trên một cạnh module. Phần nhô lên này ngắn việc lắp đặt SIMM ngược trừ khi bạn bẻ đầu nối hay module.

Sau khi lắp đặt bộ nhớ và đặt hệ thống lại, bạn có thể phải chạy BIOS Setup và lưu lại số lượng bộ nhớ mới được báo cáo. Hầu hết các hệ thống mới tự động nhận dạng số lượng bộ nhớ mới và cấu hình lại các thiết lập BIOS Setup. Phần lớn các hệ thống mới không yêu cầu bố trí bất kỳ cầu nhảy hoặc mạch chủ yếu nào trên bo mạch chủ để cấu hình chúng cho các bộ nhớ mới.

Sau việc cấu hình hệ thống để máy hoạt động đúng cách với bộ nhớ mới thêm vào, bạn có thể muốn chạy một chương trình chuẩn đoán bộ nhớ để chắc rằng bộ nhớ mới vận hành đúng cách.

Recent Posts

Bỏ túi ngay cách dùng tai nghe không đau tai để tha hồ nghe nhạc

Khi nói đến việc tậu một chiếc tai nghe, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến chất lượng âm thanh…

2 years ago

Tai nghe Bone Conduction là gì?

Truyền âm qua xương, đây là nguyên lý hoạt động của tai nghe Bone Conduction (tai nghe truyền âm thanh…

2 years ago

Kinh nghiệm lựa chọn tai nghe chạy bộ tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua

Nghe nhạc khi chạy bộ là một thói quen tốt, giúp bạn thưởng âm nhạc giải trí và nâng cao…

2 years ago

Mách bạn cách chọn tai nghe thể thao chuẩn chất lượng

Nếu bạn đang là một người yêu thích âm nhạc và thường xuyên tập luyện thể thao thì việc lựa…

2 years ago

Tiết kiệm hơn với tai nghe Shokz OpenMove – lựa chọn đa năng phù hợp mọi hoạt động

Bạn đang tìm chọn sản phẩm tai nghe phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau? Vừa phù hợp…

2 years ago

Bật mí công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương

Trên thị trường hiện nay, tai nghe không dây đang dần độc chiếm thị trường bởi sự tiện lợi mà…

2 years ago