Phân loại tốc độ xử lý của PC

Phân loại tốc độ xử lý của PC

December 22, 2018 Off By admin

Chúng ta luôn luôn quan tâm về tốc độ, đó là bản chất tự nhiên của con người. Thế thì mọi người sẽ hiểu máy tính của mình nhanh hay chậm như thế nào?

Để giúp chúng ta câu hỏi này, nhiều chương trình kiểm tra so sánh (benchmark) có thể dùng để đo những khía cạnh khác nhau của tốc độ bộ xử lý và hệ thống.

Dùng các phần mềm thực tế mà bạn sử dụng

Mặc dù không có chỉ số đo lường nào có thể mô tả đầy đủ tốc độ của một thiết bị phức tạp như một bộ xử lý hay một PC tổng thể, kiểm tra so sánh có thể là công cụ hữu ích cho so sánh các thành phần và hệ thống khác nhau. Tuy nhiên, cách chính xác thực sự duy nhất để đo tốc độ hệ thống là kiểm tra hệ thống dùng những ứng dụng phần mềm thực tế mà bạn đang sử dụng. (Mặc dù bạn nghĩ bạn đang kiểm tra một thành phần của một hệ thống thì thường các phần khác của hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng. Cho ví dụ, nếu máy có số lượng khác nhau về bộ nhớ, ổ cứng, card video và… tất cả những thiết bị này và nhiều hơn sẽ làm méo mó các kết quả kiểm tra.)

Các kiểm tra so sánh điển hình được chia làm hai loại: kiểm tra thành phần hay kiếm tra hệ thống. Các kiểm tra so sánh thành phần đo tốc độ, các thành phần cụ thể của một hệ thống máy tính, như là một bộ xử lý, ổ cứng, card video hay ổ đĩa quang, trong khi các kiểm tra so sánh hệ thống điển hình đo tốc độ của toàn bộ hệ thống đang chạy một ứng dụng cho sẵn hay bộ kiểm tra. Những cái này thường cũng được gọi là các kiểm tra tổng hợp (synthetic benchmarks) do chúng không đo bất kỳ công việc cụ thế nào.

Các kiểm tra so sánh, không hơn, chỉ là một loại thông tin bạn có thể sử dụng suốt quy trình nâng cấp hay mua. Bạn được thỏa mãn tốt nhất bằng cách kiểm tra hệ thống dùng bộ hệ điều hành và ứng dụng phần mềm của chính bạn và trong cấu hình bạn sẽ cho vận hành.

kiểm tra tốc độ với benchmark

Tôi thường đề nghị dùng các kiểm tra so sánh dựa trên ứng dụng như là BAPCo SYSmark (www.bapco.com) để đo sự khác biệt tốc độ tương đối giữa các bộ xử lý và/hay hệ thống khác nhau. Phần tiếp theo bao gồm các bằng thể hiện kết quả của các kiểm tra so sánh SYSmark trên các bộ xử lý hiện hành cũng như cũ hơn.

Điều làm nên sự khác nhau của Windows 32 và 64 bit

Khác biệt cơ bản giữa Windows XP 32 bit và 64 bit là sự hỗ trợ bộ nhớ, phá vỡ ngưỡng 4GB trong những hệ thống Windows 32 bit. Windows XP 32 bit hỗ trợ tới 4GB bộ nhớ vật lý và 2GB bộ nhớ chuyên biệt cho quy trình. Windows 64 bit hỗ trợ tới 192GB bộ nhớ vật lý, với 4GB cho mỗi tiến trình 32 bit và 8TB cho mỗi tiến trình 64 bit. Hỗ trợ cho nhiều bộ nhớ nghĩa là các ứng dụng có thể tải trước nhiều dữ liệu vào bộ nhớ mà bộ xử lý có thể truy cập nhanh hơn.

Windows XP 64 bit chạy những ứng dụng Windows 32 bit không vấn đề gì, nhưng lại không thể chạy ứng dụng DOS hay những chương trình khác chạy ở chế độ thực ảo. Cũng vậy, những trình điều khiển (Driver) cũng là vấn đề lớn khác. Quy trình 32 bit không thể tải thư viện kết nối động 64 bit (DLLs- Dynamic link libraries), quy trình 64 bit cũng không thể tải DLLs 32 bit. Điều cơ bản này có nghĩa là tất cả các thiết bị kết nối vào hệ thống phải cần cả hai loại trình điều khiển 32 bit và 64 bit cho chúng hoạt động. Khó khăn hay không thể có được những trình điều khiến 64-bit cho những thiết bị cũ hay những thiết bị không còn được hỗ trợ nữa. Trước khi cải đặt phiên bản Windows 64 bit, hãy đảm bảo kiểm tra với các nhà kinh doanh về phần cứng hiện có và được lắp thêm của bạn đối với các trình điều khiển 64 bit.

Bạn nên ghi nhớ các vấn đề kích cỡ bộ nhớ, phần mềm, trình điều khiển khi xem xét chuyển dịch từ công nghệ 32 bit sang 64 bit. Sự chuyển dịch từ phần cứng 32 bit sang sử dụng máy tính 32 bit mất 16 năm. Bộ xử lý PC 64 bit đầu tiên được phát hành năm 2003 và sự sử dụng 64 bit thực sự không trở thành chủ yếu cho mãi đến khi Windows 7 có mặt vào cuối năm 2009.