Tư vấn cấu hình máy tính cho dân lập trình

Bạn có đang trên hành trình tìm kiếm cấu hình máy tính tốt nhất cho công việc lập trình? Việc lập trình tuy đầy thử thách, nhưng cũng rất thú vi, khi từng dòng code do bạn tạo ra có thể sản sinh nên những phần mềm tuyệt vời, mang lại giá trị cho mọi người. Để chinh phục những nhiệm vụ hàng ngày một cách tối ưu nhất có thể, bộ máy tính cho dân lập trình là vị trợ thủ không thể thiếu, giúp công việc của bạn thêm phần trôi chảy và năng suất.

Tư vấn cấu hình máy tính cho dân lập trình

CPU

CPU dùng trong máy tính cho dân lập trình không cần quá cầu kỳ như CPU dùng trong PC gaming hay đồ họa. Nhưng xét về lâu dài, Intel Core i5 là gợi ý hoàn hảo nhất cho bạn. Nếu ngân sách thoải mái, bạn có thể nâng danh mục lựa chọn lên CPU i7 hay i9 đều được, miễn là bạn cảm thấy hài lòng với quyết định của mình.

Khi xem xét CPU, đừng bỏ qua xung cơ sở và nhân luồng của chúng. Chiếc CPU mà bạn chọn nên có xung ít nhất 2.5 GHz, hoặc trên 3.0 GHz là tuyệt vời nhất. Nhân luồng nên theo tỷ lệ 4/8 để đáp ứng toàn diện hoạt động đa nhiệm.

CPU dùng trong máy tính cho dân lập trình không cần quá cầu kỳ như CPU dùng trong PC gaming hay đồ họa

RAM

Hãy chọn những dòng RAM có dung lượng tối thiểu 8GB. Về mặt thiết kế RAM, bạn cần đảm bảo rằng chúng hoàn toàn vừa với mainboard (bo mạch chủ). Cần tránh tình trạng chọn được một chiếc RAM ưng ý, nhưng không thể gắn vào mainboard, như vậy sẽ khá phí phạm, hoặc bạn cũng sẽ mất thêm thời gian, công sức để đổi sang loại RAM phù hợp hơn.

Ổ cứng

Đối với ổ cứng hoặc chuẩn ổ cứng, chúng tôi khuyến khích bạn nên phối hợp cả ổ HDD lẫn SSD. Ổ HDD sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, đồng thời mang đến không gian lưu trữ rộng rãi. Trong khi đó, ổ SSD sẽ hỗ trợ máy khởi động nhanh, cũng như kéo dài tuổi thọ cho máy.

Chỉ sử dụng mỗi ổ HDD hay SSD đều không thực sự tối ưu. Khi lắp duy nhất loại ổ cứng HDD, bạn có thể phải cam chịu tình cảnh PC khởi chạy rất chậm. Hoặc nếu dùng mỗi ổ SSD, chi phí build PC sẽ đội lên khá cao.

Đối với ổ cứng hoặc chuẩn ổ cứng, bạn nên phối hợp cả ổ HDD lẫn SSD

Card đồ họa

Card đồ họa có lẽ là phần cứng không cần quá ưu tiên khi lên cấu hình PC lập trình. Dĩ nhiên, chúng tôi không khuyên rằng bạn hãy chọn những dòng card đồ họa yếu kém. Điều cần lưu ý ở đây là, bạn không nhất thiết phải tìm đến những RTX 20 series, 30 series,… để có được chất lượng làm việc tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn yêu thích việc thư giãn với những tựa game đồ họa nặng để giải tỏa áp lực, bạn có thể cân nhắc những chiếc card cao cấp mà chúng tôi vừa nêu.

Card đồ họa có lẽ là phần cứng không cần quá ưu tiên khi lên cấu hình PC lập trình

Màn hình

Nhắc đến PC mà bỏ qua màn hình thì sẽ tương đối thiếu sót. Về cơ bản, màn hình Full HD, kích thước 24 là đã rất đủ để bạn có được trải nghiệm tốt. Nhưng nếu bạn muốn cảm nhận sự chính xác gần như tuyệt đối của giao diện phần mềm, màn hình máy tính chuẩn màu có Delta E thấp hơn 2 sẽ là sản phẩm đáng kỳ vọng dành cho bạn.

Màn hình Full HD, kích thước 24 là đã rất đủ để bạn có được trải nghiệm tốt

Tham khảo cấu hình ConceptD 500 – Cỗ chiến hạm siêu khủng từ nhà Acer

Acer ConceptD 500 có vẻ ngoài khác lạ so vớ một bộ PC thông thường, nhờ vào lớp vỏ được phủ trắng, kèm theo đó là nắp gỗ ở phía trên thùng máy. Lớp gỗ này không chỉ là điểm nhấn cho ConceptD 500, mà còn mang đến cho bạn sự tiện dụng tối đa với chế độ sạc không dây, kèm theo đó là đèn hiệu báo động khi có sự cố xảy ra.

Tạm kết phần ngoại hình, PC ConceptD 500 được lắp đặt những linh kiện cực kỳ nổi tiếng và nhận được sự yêu thích lớn từ cộng đồng, như CPU Core i9 9900K, hay card Nvidia Quadro RTX 4000 8GB. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi đi qua những thông tin nổi bật về cỗ chiến hạm siêu khủng này của Acer nhé!

  • CPU: Intel Core i9 9900K
  • RAM: 64GB
  • Ổ cứng: 1TB + 512GB SSD NVMe; 2TB HDD
  • VGA: Nvidia Quadro RTX 4000 8GB
  • Trọng lượng: 13kg

Acer ConceptD 500

Khép lại bài viết ngày hôm nay về cách build cấu hình máy tính cho dân lập trình, mong rằng bạn đã có thêm nhiều ý tưởng mới lạ cho dàn PC của mình. Cùng đón chờ trang tin của chúng tôi để khám phá nhiều kiến thức mới nhé!

>>> Tips chọn mua máy tính cho dân kỹ thuật, lập trình viên 2021

Recent Posts

Bỏ túi ngay cách dùng tai nghe không đau tai để tha hồ nghe nhạc

Khi nói đến việc tậu một chiếc tai nghe, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến chất lượng âm thanh…

2 years ago

Tai nghe Bone Conduction là gì?

Truyền âm qua xương, đây là nguyên lý hoạt động của tai nghe Bone Conduction (tai nghe truyền âm thanh…

2 years ago

Kinh nghiệm lựa chọn tai nghe chạy bộ tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua

Nghe nhạc khi chạy bộ là một thói quen tốt, giúp bạn thưởng âm nhạc giải trí và nâng cao…

2 years ago

Mách bạn cách chọn tai nghe thể thao chuẩn chất lượng

Nếu bạn đang là một người yêu thích âm nhạc và thường xuyên tập luyện thể thao thì việc lựa…

2 years ago

Tiết kiệm hơn với tai nghe Shokz OpenMove – lựa chọn đa năng phù hợp mọi hoạt động

Bạn đang tìm chọn sản phẩm tai nghe phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau? Vừa phù hợp…

2 years ago

Bật mí công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương

Trên thị trường hiện nay, tai nghe không dây đang dần độc chiếm thị trường bởi sự tiện lợi mà…

2 years ago