Hệ số Delta E là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến màn hình đồ họa chuyên nghiệp
February 1, 2021Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ có các thuật ngữ riêng của nó và khiến nhiều người phải bối rối. Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa cũng vậy, nếu bạn là dân trong ngành thì chắc chắn sẽ bắt gặp rất nhiều thuật ngữ liên quan như: Pantone, UHD, RGB, HSV,… và còn rất nhiều từ ngữ chuyên ngành khác nữa. Tuy nhiên, một trong những thuật ngữ trừu tượng hơn mà bạn có thể gặp phải trong lĩnh vực này là Delta E. Vậy hệ số Delta E là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến màn hình đồ họa chuyên nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Delta E là gì?
Delta E là chỉ số đo lường tiêu chuẩn do Commission Internationale de l’Eclairage tạo ra nhằm xác định độ sai lệch giữa hai màu sắc trên màn hình. Khi đi mua sắm các thiết bị công nghệ như máy chiếu, màn hình, bạn sẽ muốn tìm các thiết bị có mức Delta E gần 0 nhất có thể.
Delta E là chỉ số đóng vai trò quan trọng giúp đánh giá độ chính xác của màu sắc
Delta E là chỉ số đóng vai trò quan trọng giúp đánh giá độ chính xác của màu sắc
Hầu hết các chuyên gia thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh gia hay chuyên viên biên tập video đều chú ý đến tiêu chuẩn này vì nó là yếu tố quan trong giúp đánh giá chính xác về màu sắc. Các chuyên gia sáng tạo cần hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số Delta E này. Thực tế, hãy tìm hiểu kỹ hơn về Delta E và cách sử dụng chỉ số này để đưa ra quyết định sáng suốt khi mua các thiết bị hiển thị.
Delta E có thang đo điểm từ 0 đến 100, càng gần về 0, sự sai lệch màu càng thấp. Nhận thức về chuẩn màu này được chia thành các khoảng giá trị như sau:
- Delta E<= 1,0: Mắt người không cảm nhận được sự khác biệt giữa các màu sắc
- Delta E <= 1-2: Có thể cảm nhận được sự sai lệch nếu quan sát kỹ
- Delta E <= 2-10: Cảm nhận được khi nhìn thoáng qua thiết kế
- Delta E <= 11-49: Màu sắc nhìn giống màu tương phản hơn
- Delta E <= 100: Màu sắc tương phản hoàn toàn với màu gốc
Tại sao Delta E lại quan trọng trong thiết kế đồ họa?
Tại sao Delta E lại quan trọng trong thiết kế đồ họa?
Những người làm trong lĩnh vực này nên hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số Delta E, đây là cơ sở của độ chính xác màu sắc, nhằm xác định liệu màn hình có hiển thị màu chính xác hay không, thay vì dựa vào đánh giá chủ quan. Không chỉ nằm trong giới hạn mỹ học và khả năng hiển thị, khi sở hữu một màn hình có mức độ Delta E càng thấp, bạn có thể thực hiện được các tác vụ phức tạp khác như chỉnh sửa đồ họa, edit video trên nhiều màn hình mà không gặp phải sự cố sai lệch màu nghiêm trọng nào.
>>> Những yếu tố không thể thiếu cho một màn hình đồ họa chuyên nghiệp
Tại sao bạn nên chọn màn hình có Delta E < 2?
Khi bạn làm những công việc liên quan đến thiết kế sáng tạo, việc sở hữu một màn hình có Delta E < 2 là điều cần thiết, lúc này mắt người sẽ thấy màu sắc hiển thị trên màn hình giống màu gốc. Tuy nhiên, vẫn có các màn hình hiển thị chất lượng tốt với mức giá đắt hơn đáng kể so với các thiết bị hiển thị có chỉ số Delta E <= 1 và chỉ số này không thể xuống mức 0.
Acer ConceptD CP3 – Chiếc màn hình chuẩn màu với Delta E < 1
- Kích thước: 27 inch (16:9)
- Độ phân giải: 4K UHD (3840×2160)
- Hỗ trợ màu: 1.07 tỷ màu
- Độ bao phủ dải màu: 90% DCI – P3, Delta E < 1
- Tần số làm tươi tối đa: 144Hz
Dòng sản phẩm desktop và màn hình cho đồ hoạ của Acer ConceptD
Acer ConceptD CP3 là một trong số những chiếc màn hình đồ họa chuyên nghiệp thuộc hệ sinh thái ConceptD mà hãng Acer vừa ra mắt. Acer ConceptD CP3 mang trong mình những đặc tính ưu việt như thiết kế sang trọng, hiển thị chuẩn màu sắc chuẩn xác và có độ phân giải vượt trội. Chiếc màn hình đồ họa Acer ConceptD CP3 được trang bị tấm nền IPS, độ phân giải 4K UHD và khả năng hiển thị màu sắc điện ảnh với Delta E < 1, 90% DCI-P3, đảm bảo trải nghiệm hình ảnh luôn ở mức chân thực nhất.
Bất kể bạn sử dụng không gian màu gì cho thiết kế dù là CIELAB, RGB hay HSV, bạn sẽ luôn cần quan tâm đến mức độ Delta E của thiết bị. Nếu màn hình thiết kế đồ họa có mức độ Delta E cao, hình ảnh hiển thị sẽ bị lệch màu nhiều và không giữ nguyên màu gốc.
>>> Lưu ý cần nhớ khi lựa chọn màn hình đồ họa chuyên nghiệp